CẦN SỚM SỬA ĐỔI LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010
ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TỪ THỰC TIỄN
Luật Trọng tài thương mại, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010. Sau hơn 10 năm thi hành, theo ý kiến một số chuyên gia, bên cạnh những kết quả đạt được, luật đã bộc lộ khá nhiều bất cập, hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trọng tài tại Việt Nam đang là đòi hỏi bức xúc trong giai đoạn hiện nay.
Về vấn đề này, Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Thương mại và đầu tư Việt Nam (VTIAC) đã trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) trong chương trình Kinh doanh và Pháp luật: Luật Trọng tài thương mại - Một số bất cập. Toàn văn bài phỏng vấn được nêu dưới đây:
PV: Thưa ông, ông có thể đánh giá một số thành tựu phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài đã mang lại trong thời gian qua ạ.
TS-LS. Nguyễn Thành Nam: Trọng tài là một trong bốn phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật công nhận, bên cạnh thương lượng, hòa giải và tố tụng tòa án. Điều kiện để các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, nhờ có trọng tài, các bên tranh chấp có thêm cơ hội lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài giúp các bên bảo đảm tối đa quyền tự chủ, tự quyết định của mình với thủ tục đơn giản, thuận tiện, mang tính bảo mật cao; phán quyết mang tính chung thẩm giúp tranh chấp nhanh chóng được giải quyết; đồng thời, các bên được quyền lựa chọn trọng tài viên là những người có uy tín, am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp nên kết quả giải quyết tranh chấp thường bảo đảm tính đúng đắn, hợp lý hợp tình.
PV: Thưa ông, có ý kiến cho rằng, một số thẩm quyền của trọng tài trong luật trọng tài thương mại đang bị hạn chế, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
TS-LS. Nguyễn Thành Nam: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Theo tôi thì không nên giới hạn tranh chấp mà trọng tài được quyền giải quyết là tranh chấp thương mại mà nên mở rộng phạm vi là tranh chấp nói chung. Mặt khác, cần rà soát đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật khi xác định trọng tài có quyền tài phán như tòa án (sự khác biệt ở đây là quyền tài phán của trọng tài do các bên thỏa thuận, còn quyền tài phán của tòa án là do pháp luật quy định). Một ví dụ khác về sự hạn chế của trọng tài so với tòa án là tòa án có quyền triệu tập người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn trọng tài thì không, điều này gây ra khó khăn khi trọng tài thực hiện việc xét xử.
PV: Thưa ông, căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định như thế nào trong bộ luật hiện hành? Có ý kiến cho rằng, những quy định này không thực sự rõ ràng và gây ra nhiều bất cập. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
TS-LS. Nguyễn Thành Nam: Căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010, theo đó, Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: i) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; ii) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; iii) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; iv) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; v) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong các căn cứ hủy phán quyết trọng tài nêu trên, căn cứ “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” không rõ ràng và gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng. Do pháp luật không quy định cụ thể thế nào là nguyên tắc cơ bản của pháp luật nên trong thực tế, tòa án có thể có thể dẫn chiếu các thông tư của bộ ngành hay nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương để làm căn cứ hủy phán quyết trọng tài, điều này khá tùy tiện và giảm đi tính ưu việt hoặc niềm tin của các bên tranh chấp khi lựa chọn trọng tài.
PV: Trân trọng cảm ơn Ông về bài phỏng vấn này.
<< Xem Thêm Tin tức - Sự kiện
Về vấn đề này, Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Thương mại và đầu tư Việt Nam (VTIAC) đã trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) trong chương trình Kinh doanh và Pháp luật: Luật Trọng tài thương mại - Một số bất cập. Toàn văn bài phỏng vấn được nêu dưới đây:
PV: Thưa ông, ông có thể đánh giá một số thành tựu phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài đã mang lại trong thời gian qua ạ.
TS-LS. Nguyễn Thành Nam: Trọng tài là một trong bốn phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật công nhận, bên cạnh thương lượng, hòa giải và tố tụng tòa án. Điều kiện để các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, nhờ có trọng tài, các bên tranh chấp có thêm cơ hội lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài giúp các bên bảo đảm tối đa quyền tự chủ, tự quyết định của mình với thủ tục đơn giản, thuận tiện, mang tính bảo mật cao; phán quyết mang tính chung thẩm giúp tranh chấp nhanh chóng được giải quyết; đồng thời, các bên được quyền lựa chọn trọng tài viên là những người có uy tín, am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp nên kết quả giải quyết tranh chấp thường bảo đảm tính đúng đắn, hợp lý hợp tình.
PV: Thưa ông, có ý kiến cho rằng, một số thẩm quyền của trọng tài trong luật trọng tài thương mại đang bị hạn chế, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
TS-LS. Nguyễn Thành Nam: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Theo tôi thì không nên giới hạn tranh chấp mà trọng tài được quyền giải quyết là tranh chấp thương mại mà nên mở rộng phạm vi là tranh chấp nói chung. Mặt khác, cần rà soát đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật khi xác định trọng tài có quyền tài phán như tòa án (sự khác biệt ở đây là quyền tài phán của trọng tài do các bên thỏa thuận, còn quyền tài phán của tòa án là do pháp luật quy định). Một ví dụ khác về sự hạn chế của trọng tài so với tòa án là tòa án có quyền triệu tập người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn trọng tài thì không, điều này gây ra khó khăn khi trọng tài thực hiện việc xét xử.
PV: Thưa ông, căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định như thế nào trong bộ luật hiện hành? Có ý kiến cho rằng, những quy định này không thực sự rõ ràng và gây ra nhiều bất cập. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
TS-LS. Nguyễn Thành Nam: Căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010, theo đó, Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: i) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; ii) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; iii) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; iv) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; v) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong các căn cứ hủy phán quyết trọng tài nêu trên, căn cứ “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” không rõ ràng và gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng. Do pháp luật không quy định cụ thể thế nào là nguyên tắc cơ bản của pháp luật nên trong thực tế, tòa án có thể có thể dẫn chiếu các thông tư của bộ ngành hay nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương để làm căn cứ hủy phán quyết trọng tài, điều này khá tùy tiện và giảm đi tính ưu việt hoặc niềm tin của các bên tranh chấp khi lựa chọn trọng tài.
PV: Trân trọng cảm ơn Ông về bài phỏng vấn này.